(Lãnh đạo Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng hệ thống lọc nước RO cho Ban quản lý Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành quy tắc, tập quán, đồng thời chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Để thực hiện hiệu quả việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, góp phần cùng Đảng bộ thành phố hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; Đảng ủy Khối cùng các cấp ủy đã tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Với đặc thù 80% số tổ chức cơ sở Đảng trong Khối là doanh nghiệp, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp được Đảng bộ Khối xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp và các đoàn thể; từ đó, đã chỉ đạo các cấp ủy phối hợp với chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng văn hóa doanh nghiệp; làm rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo và sự tham gia của người lao động trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp; đẩy mạnh “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đưa việc học tập làm theo Bác đi vào chiều sâu, làm lan tỏa những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào đời sống, việc làm; gắn việc học tập làm theo Bác với phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lối sống cơ hội, thực dụng, nói không đi đôi với làm; xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo của mỗi người, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đặc biệt coi trọng đạo đức kinh doanh gắn với uy tín, thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp; chú trọng bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội.
Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng ủy Khối, các cấp ủy đã triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, Các doanh nghiệp đã làm tốt công tác tuyên truyền và ban hành đồng bộ các quy chế, quy định, các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp; thay đổi cung cách làm việc của cán bộ, nhân viên trên tinh thần tận tụy, hết lòng vì nước, vì dân, cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, đoàn kết, phát huy dân chủ; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, bảo vệ môi trường...
Thứ hai, Các doanh nghiệp đã cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học - công nghệ vào công tác quản lý, SXKD, áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến và sử dụng máy móc thiết bị (MMTB) hiện đại vào sản xuất; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành để tối ưu hóa năng suất lao động và hiệu quả SXKD, đồng thời làm tốt công tác chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, người lao động. Nhiều doanh nghiệp có những công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng vào thực tiễn, tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống của người lao động như: Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu, Phân viện Công nghiệp thực phẩm, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm…đã nghiên cứu đổi mới giống cây trồng và tạo ra những sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao; các doanh nghiệp cơ khí, điện, điện tử, may mặc, logistics…đã đổi mới quy trình công nghệ, MMTB hiện đại nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ…
Thứ ba, Các doanh nghiệp đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động; ngoài hỗ trợ tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, các doanh nghiệp đã có chính sách khen thưởng những thành viên có kết quả học tập xuất sắc. Một số doanh nghiệp đã thành lập thư viện sách và tổ chức các hội thảo khoa học để nâng cao hiểu biết cho các thành viên trong doanh nghiệp…Hiện 100% cán bộ, đảng viên, nhân viên các doanh nghiệp được đào tạo trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đáp ứng tiêu chuẩn; 70% cán bộ, nhân viên có trình độ ngoại ngữ, tin học; công nhân lao động được đào tạo nghề, có trình độ trung học phổ thông hoặc tương đương…
Thứ tư, Các doanh nghiệp thường xuyên phát động phong trào thi đua lao động sản xuất; trong đó, tập trung phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “tổ chức thi tay nghề, thi thợ giỏi hàng năm”…Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu và thúc đẩy phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong doanh nghiệp.
Thứ năm, Công tác chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động được quan tâm; các doanh nghiệp đã có nhiều hoạt động chăm lo cho người lao động như: tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với các doanh nghiệp bạn; mời ca sỹ chuyên nghiệp về biểu diễn nhân dịp lễ, tết, ngày thành lập doanh nghiệp.., tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng hàng năm cho cán bộ, nhân viên, người lao động; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ công nhân lao động và gia đình khi gặp khó khăn…qua đó, phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, cống hiến hết mình của người lao động, cùng hướng tới mục tiêu vì sự phát triển của doanh nghiệp.
Thứ sáu, Có sự gắn kết chặt chẽ giữa cấp ủy với lãnh đạo doanh nghiệp trong thực hiện, các cấp ủy thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, người lao động về vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp; giữ vững nề nếp sinh hoạt của chi bộ, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ, đạo đức, lối sống và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng doanh nghiệp. Phối hợp với Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển doanh nghiệp; đào tạo, quy hoạch, giới thiệu những đảng viên có phẩm chất, năng lực, đủ điều kiện tham gia vào bộ máy lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp.
Thứ bảy, Ngoài phát triển SXKD, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia hoạt động xã hội như: Hỗ trợ bà con nghèo vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ các địa phương xây dựng đường sá, cầu cống, trường học, nhà tình thương; hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng…Đặc biệt đã đồng hành cùng thành phố trong công tác chống dịch Covid-19, cụ thể: ủng hộ quỹ mua vaccine phòng chống dịch hơn 210 tỷ đồng, lắp đặt hệ thống cung cấp khí oxy và khí nén cho các Bệnh viện trị giá 19,7 tỷ đồng; hỗ trợ lương thực, đồ bảo hộ y tế cho bệnh viện và các quận, huyện; triển khai ứng dụng di động “Tìm người thân-danh sách người mất vì đại dịch Covid 19”; tài trợ, chăm lo cho 98 học sinh cấp THCS mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19 mức hỗ trợ 2 triệu đồng/em/tháng, đến khi các em đủ 18 tuổi... Ngoài ra, các doanh nghiệp còn hỗ trợ lắp đặt hệ thống máy lọc nước RO công suất 300 lít/giờ để cung cấp cho các Trường mầm non, tiểu học, các Đồn biên phòng, những nơi chưa có nước sạch để dùng tại các địa phương Long An, Trà Vinh, Bình Phước, Côn Đảo, Bà Rịa -Vũng Tàu…
(Lãnh đạo Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ chăm lo cho 98 em học sinh cấp THCS mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19)
Thứ tám, Hàng năm, các cấp ủy đã phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và chế độ chính sách cho người lao động…kịp thời ngăn ngừa các hành vi sai phạm, nhũng nhiễu, gây khó khăn trong thực hiện và khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp trong xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp.
Những hạn chế trong thực hiện
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ở một số doanh nghiệp còn mang tính phong trào, chưa thực sự tạo được môi trường làm việc hấp dẫn, lôi cuốn.
- Một số doanh nghiệp chưa có chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chưa tạo được sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
- Vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu ở một số doanh nghiệp còn hạn chế.
Nguyên nhân
- Do nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp và một bộ phận cán bộ, đảng viên, người lao động về xây dựng văn hóa doanh nghiệp chưa đầy đủ, nên quan tâm công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được thực hiện thường xuyên; công tác kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm đúng mức; việc biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện chưa kịp thời.
Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Đảng bộ Khối trong thời gian tiếp theo:
Một là, Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp và sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể trong thực hiện.
Hai là, Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người lao động về văn hóa doanh nghiệp và thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đầy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Ba là, Chú trọng xây dựng, nâng cao cao uy tín thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp. Đặc biệt chú trọng vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong xây dựng, thực hiện văn hóa doanh nghiệp.
Bốn là, Xây dựng môi trường làm việc dân chủ, đoàn kết, đầy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết nội bộ. Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; đẩy mạnh hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh cho cán bộ, công nhân viên, người lao động.
Năm là, Chú trọng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động. Có chế độ, chính sách để khuyến khích, động viên cán bộ, đảng viên, người lao động tự nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ
Sáu là, Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Nguyễn Đức Hòa
SACOMBANK APPLE PAY
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) – ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN
Giới thiệu Ngày hội Kết nối Thương hiệu
Phim tài liệu: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực
Tọa đàm Thực trạng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và xây dựng Đảng về đạo đức thời kỳ đổ
Hành trình theo chân Bác năm 2024
HỒ CHÍ MINH - KHÁT VỌNG ĐỔI MỚI
Đảng ủy Khối tặng quà tết cho người dân khó khăn trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 tại 02 xã thuộc h
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023 của Đảng bộ Khối
Hội thi Công dân thành phố
Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
10 ca khúc sáng tác mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh
CHUYÊN ĐỀ TOÀN KHÓA ĐẠI HỘI XIII - HỌC TẬP VÀ LÀM THEOTƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (05/6/1911 – 05/6/2021)
Video Quy Trình Bỏ Phiếu Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội, HĐND Các Cấp
Bài hát Mỗi Lá Phiếu - Một Niềm Tin
VIDEO CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 131 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 – 19/5/2021)
[Trực tiếp] Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Khai mạc Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025
Đảng ủy Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2021