Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai và đồng chí N.K.Crúpxcaia tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, tháng 7/1935
(Thanhuytphcm.vn) - 80 năm trước, ngày 28/8/1941, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn cùng với những người con ưu tú của Đảng và đất nước như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần… đã ngã xuống dưới họng súng của quân thù. Trong bức thư cuối cùng gửi cho người bạn đời, người đồng chí là Tổng Bí thư Lê Hồng Phong khi ấy đang bị thực dân Pháp giam giữ tại nhà tù Côn Đảo, đồng chí đã gửi cho chồng những lời da diết: “Dù có chết, em hứa với anh, chung thủy với cách mạng, trung thành với Đảng. Em hứa mãi là người cộng sản kiên cường. Mong anh cũng vậy”.
Sinh trưởng trong một gia đình công chức và buôn bán nhỏ, Nguyễn Thị Minh Khai (tên thật là Nguyễn Thị Vịnh) có điều kiện để theo đuổi con đường học hành. Thế nhưng, trước những phong trào sục sôi yêu nước của đất nước khi ấy, đồng chí đã sớm tham gia các phong trào cách mạng từ khi 15 tuổi. Năm 1927, khi gia nhập tổ chức chức tiền thân của Đảng ở TP Vinh đồng chí lấy tên mới là Nguyễn Thị Minh Khai. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cùng năm ấy đồng chí trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng. Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931 ghi đậm công lao và dấu ấn của nhà cách mạng, chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Thị Minh Khai.
Trong những năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Thị Minh Khai đã trải qua những năm tháng tù đày của thực dân, đế quốc. Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những đại biểu được tham dự chính thức Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva và phát biểu tham luận tại Đại hội. Năm 1936, đồng chí được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn vào năm 1937. Trong phong trào cách mạng ở Sài Gòn giai đoạn 1936-1939, Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng ở đây.
Ngày 30/7/1940, ngay sau phiên họp của Xứ ủy Nam Kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa, đồng chí bị mật thám Pháp bắt cùng đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, người vẽ lá cờ đỏ sao vàng hiện nay. Chồng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, Tổng Bí thư Lê Hồng Phong cũng bị thực dân Pháp bắt lần thứ 2 ngày 6/2/1940 và sau đó bị đày ra Côn Đảo. Khoảng thời gian chồng bị bắt là lúc đồng chí sinh con gái đầu lòng và đặt tên là Lê Nguyễn Hồng Minh (là tên ghép của Minh Khai và Hồng Phong). Trong nhà tù của thực dân, đồng chí đã chịu đủ mọi cực hình tra tấn. Khi địch hỏi về những người lãnh đạo Khởi nghĩa Nam Kỳ, đồng chí khẳng khái nhận trách nhiệm là người lãnh đạo, là người chủ trương và nhất quyết không khai những đồng chí của mình. Trong tù, đồng chí lấy máu của mình viết lên tường nhà giam: “Vững chí bền gan ai hỡi ai/ Kiên tâm vững dạ mới anh tài/ Thời cuộc đẩy đưa người chiến sỹ/ Con đường cách mạng vẫn chông gai”. Tại Tòa án binh Sài Gòn, đồng chí đã dõng dạc chất vấn lại “Nước của tôi, cứu nước là có tội, cướp nước không có tội sao?”. Trước pháp trường, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai hướng về phía đồng bào, nói những lời tâm huyết: “Việc chúng tôi làm là chính nghĩa. Vì muốn Tổ quốc tôi được độc lập, dân tôi được ấm no mà chúng tôi làm cách mạng. Chúng tôi không có tội gì”.
Xưa nay những đấng tài hoa, “thác là thể phách còn là tinh anh” (Truyện Kiều). Nguyễn Thị Minh Khai không chỉ sống cuộc đời sôi nổi của một người cộng sản kiên trung, ái quốc mà còn đem chính thân mình đền nợ nước. Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đức pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo…”. Cuộc đời của người cộng sản kiên trung Nguyễn Thị Minh Khai đã khép lại ở tuổi 31, song sự hy sinh anh hùng, lẫm liệt của đồng chí và của người đồng chí - người bạn đời Lê Hồng Phong đã truyền cảm hứng lớn khích lệ những người Việt Nam yêu nước đứng lên đấu tranh giành độc lập và thống nhất Tổ quốc.
Hồng Phúc
Họp báo Ngày hội Kết nối thương hiệu
SACOMBANK APPLE PAY
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) – ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN
Giới thiệu Ngày hội Kết nối Thương hiệu
Phim tài liệu: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực
Tọa đàm Thực trạng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và xây dựng Đảng về đạo đức thời kỳ đổ
Hành trình theo chân Bác năm 2024
HỒ CHÍ MINH - KHÁT VỌNG ĐỔI MỚI
Đảng ủy Khối tặng quà tết cho người dân khó khăn trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 tại 02 xã thuộc h
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023 của Đảng bộ Khối
Hội thi Công dân thành phố
Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
10 ca khúc sáng tác mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh
CHUYÊN ĐỀ TOÀN KHÓA ĐẠI HỘI XIII - HỌC TẬP VÀ LÀM THEOTƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (05/6/1911 – 05/6/2021)
Video Quy Trình Bỏ Phiếu Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội, HĐND Các Cấp
Bài hát Mỗi Lá Phiếu - Một Niềm Tin
VIDEO CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 131 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 – 19/5/2021)
[Trực tiếp] Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Khai mạc Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025
Đảng ủy Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2021