Quyền con người luôn được Đảng và Nhà nước ta đề cao

Đại biểu các nước chúc mừng Việt Nam được Đại hội đồng Liên hợp quốc tín nhiệm bầu chọn làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016. (Ảnh: VTV.vn)

(Stxdd.thanhuytphcm.vn) - Hằng năm, vào Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12), một số tổ chức tự cho mình có quyền phán xét về nhân quyền các nước như Ân xá Quốc tế (AI), Phóng viên Không biên giới (RFS)… xem ngày này như một cơ hội để xem xét tình hình nhân quyền trên toàn thế giới và có những nhận định sai lệch, phiến diện về thực tiễn quyền con người ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hay Nghị viện châu Âu vào ngày này đều tổ chức lễ trao “Giải thưởng Sakharov”, một giải thưởng về nhân quyền được đặt theo tên của một người chống Nhà nước Liên Xô; trong số những người được trao giải, nhiều người từng là nhân vật đối lập hoặc bị chính quyền ở quốc gia mà người đó mang quốc tịch hoàn toàn không hoan nghênh (nhưng chưa có người Việt Nam). Còn RFS cũng tổ chức trao “Giải thưởng Nhân quyền” của họ; trong số những người được trao giải có người bị pháp luật nước ta xét xử vì các hành vi vi phạm pháp luật...

Như vậy, Ngày Nhân quyền Thế giới luôn là một cái cớ để các thế lực chống phá, những tổ chức hay cá nhân có thành kiến với Việt Nam, rêu rao các luận điệu cũ rích về tình hình nhân quyền ở nước ta. Theo cách diễn đạt của họ, người Việt Nam tưởng chừng sống trong một xã hội mất tự do, tù túng, điều mà không ít người Việt Nam ở nước ngoài tưởng thật! Nhiều người chỉ vỡ lẽ ra khi được về nước, được tận mắt nhìn thấy sự phát triển kỳ diệu của đất nước, được nghe người dân nói về cuộc sống của mình… Trong đó, có một số người hiểu sai về tình hình chủ quyền biển đảo, bị các luận điệu sai trái của những phần tử xấu dẫn dắt và chỉ nhận ra khi họ có điều kiện tham quan thực tế[1].

Ngày Nhân quyền Thế giới khởi nguồn từ ngày 10/12/1948, khi Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền. Đến nay, văn bản này là một trong các tiền đề quan trọng để các quốc gia thành viên Liên hợp quốc khẳng định "niềm tin của mình vào những quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của mỗi con người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đã quyết định thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và xây dựng những điều kiện sống tốt hơn trong sự tự do rộng lớn hơn". Trải qua gần 3/4 thế kỷ, Tuyên ngôn vẫn nguyên vẹn ý nghĩa nhân văn cao cả, đã và đang là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại. Thế nhưng, nhiều năm qua, một số tổ chức và cá nhân vẫn không ngừng bóp méo mục tiêu và định hướng tốt đẹp này, thường xuyên sử dụng các thông tin sai lệch và áp đặt các tiêu chí không cùng hệ quy chiếu để đánh giá việc thực hiện quyền con người ở nước ta.

Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc bảo đảm quyền con người là bản chất, mục đích của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khái quát các thành tựu nổi bật: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội”. Đồng thời, “tổ chức bộ máy của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân”.

Đảng ta cũng đã đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm qua 5 năm thực hiện Đại hội XII, trong đó bài học thứ hai là “trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Đoàn kiều bào thăm quần đảo Trường Sa năm 2016 đã tặng chiến sĩ, người dân ở  đây và nhà giàn DK1 hơn 600 triệu đồng tiền mặt và gần 1 tỷ đồng hiện vật. Trong ảnh, các kiều bào trao quà cho học sinh ở Trường TH xã Sinh Tồn. (Ảnh: VNExpress.net)

Đoàn kiều bào thăm quần đảo Trường Sa năm 2016 đã tặng chiến sĩ, người dân ở đây và nhà giàn DK1 hơn 600 triệu đồng tiền mặt và gần 1 tỷ đồng hiện vật. Trong ảnh, các kiều bào trao quà cho học sinh ở Trường TH xã Sinh Tồn. (Ảnh: VNExpress.net)

Từ thực tiễn đó, Đảng ta đã nêu lên những định hướng lớn trong việc tiếp tục bảo đảm quyền con người và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong đó, khẳng định, “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”; “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”; “phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức”… Đảng cũng nêu những định hướng lớn: “xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”; “hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”…

Từ các định hướng trong văn kiện của Đảng, trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật cũng như trong hoạt động thực tiễn, có thể thấy, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước tới nay. Đảng ta luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Những tiêu chuẩn về quyền con người càng được củng cố và phát triển, đời sống của người dân ngày càng thay đổi và được nâng cao.

Bên cạnh đó, quyền con người gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân; quyền càng được mở rộng thì nghĩa vụ và trách nhiệm càng nhiều. Hệ thống pháp luật của nước ta đã quy định khá chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ để mỗi cá nhân có thể được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình tốt hơn. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 2013 đã phát triển, mở rộng các quyền con người, quyền công dân; như khẳng định quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo hộ (Điều 32); chuyển từ nguyên tắc mọi người được kinh doanh theo quy định của pháp luật sang nguyên tắc được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33); ghi nhận thêm các quyền mới như quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa; quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp… Nghĩa vụ mặc nhiên được hiểu là mỗi cá nhân không được xâm phạm đến các quyền đó của công dân.

Đồng thời, cần khẳng định rõ, quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong các trường hợp cần thiết (chẳng hạn, vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia; vì trật tự, an toàn xã hội; vì đạo đức xã hội; vì sức khỏe của cộng đồng…). Như vậy, khi cá nhân nào đó lạm dụng quyền con người, lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm đến quyền của người khác thì có thể sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm. Suy cho cùng, đó cũng là điều bình thường ở tất cả các nước trên thế giới.

Vân Tâm

_____________

[1] Chẳng hạn, sau chuyến thăm Trường Sa cùng 70 đại biểu Việt kiều khác đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ ngày 18/4 đến 28/4/2016, bà Dư Thu Trang, Việt kiều Pháp, đã chia sẻ với Đài Phát thanh Quốc tế Pháp ngữ (RFI): “Tôi rất khâm phục các anh [bộ đội ở các đảo], không chỉ về điều kiện vật chất khó khăn, phải xa gia đình, mà còn có nhiều trở ngại hàng ngày mà các anh đều vượt qua và luôn trong tinh thần rất lạc quan. (…) Rồi còn có người dân trên đảo, dù cuộc sống của họ xa xôi đất liền nhưng cũng khá đầy đủ. (…) Ở trên đó có những hộ dân, đấy là những người dân thật sự từ đất liền ra sinh sống ở trên đảo. Và đó là những gia đình đã bám trụ ở trên đảo khá lâu, họ lập gia đình và sinh con ở đó. Ngoài ra còn có rất nhiều sinh hoạt như trong đất liền. Tôi thấy có chùa và có trường học cho trẻ em, mặc dù học sinh không có nhiều nhưng mà cơ sở vật chất rất khang trang, đầy đủ để cho các em học tập và sinh hoạt”. Nguồn: RFI, ngày 25/5/2016, tại địa chỉ https://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20160525-bien-dong-viet-kieu-tham-nhung-con-nguoi-o-dau-song-ngon-gio.

đơn vị trực thuộc

video sự kiện

  • Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Phần 1)

  • Họp báo Ngày hội Kết nối thương hiệu

  • SACOMBANK APPLE PAY

  • NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) – ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN

  • Giới thiệu Ngày hội Kết nối Thương hiệu

  • Phim tài liệu: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực

  • Tọa đàm Thực trạng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và xây dựng Đảng về đạo đức thời kỳ đổ

  • Hành trình theo chân Bác năm 2024

  • HỒ CHÍ MINH - KHÁT VỌNG ĐỔI MỚI

  • Đảng ủy Khối tặng quà tết cho người dân khó khăn trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 tại 02 xã thuộc h

  • Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023 của Đảng bộ Khối

  • Hội thi Công dân thành phố

  • Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

  • 10 ca khúc sáng tác mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • CHUYÊN ĐỀ TOÀN KHÓA ĐẠI HỘI XIII - HỌC TẬP VÀ LÀM THEOTƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

  • KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (05/6/1911 – 05/6/2021)

  • Video Quy Trình Bỏ Phiếu Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội, HĐND Các Cấp

  • Bài hát Mỗi Lá Phiếu - Một Niềm Tin

  • VIDEO CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 131 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 – 19/5/2021)

  • [Trực tiếp] Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

  • Khai mạc Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025

  • Đảng ủy Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2021