Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê phát biểu kết luận buổi tọa đàm. (ảnh: Đan Như)
(Thanhuytphcm.vn) – Tại buổi Tọa đàm khoa học giá trị tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, do Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức sáng 18/10, các tham luận khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử…
Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu thống nhất tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam…
PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II cho rằng, với tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ tính tất yếu cũng như những ưu việt của việc lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội và đề xuất những phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm là một công trình lý luận và tổng kết thực tiễn hết sức sâu sắc thể hiện sự kiên định và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm nên một chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.
PGS.TS Vũ Tình phát biểu tại tọa đàm.(ảnh: Đan Như)
PGS.TS Vũ Tình, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM nhấn mạnh, có thể nói sự kiên định về đường lối và quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa không phải ngẫu nhiên mà có. Trước hết, nó là sản phẩm của tri thức và niềm tin mãnh liệt vào quy luật phát triển tất yếu của xã hội được thể hiện trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Chủ nghĩa Mác – Lênin; là sản phẩm của niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của nhân dân và sản phẩm của tinh thần nhân văn thể hiện trong sự thống nhất giữa tôn chỉ, mục đích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng với bản chất dân chủ của xã hội chủ nghĩa.
Đồng chí Phan Văn Xựng phát biểu tại tọa đàm (ảnh: Đan Như)
Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP cũng cho rằng, giá trị khoa học của tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu, thể hiện những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mà phải khẳng định rằng, giá trị cốt lõi của tác phẩm chính là đường lối, chủ trương của Đảng với những định hướng về nhận thức, về mục tiêu, về giải pháp xây dựng đất nước trong bối cảnh mới. Qua đó, giúp cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang TP nói riêng và Nhân dân cả nước hiểu rõ, nắm vững, quán triệt, tổ chức thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và khát vọng của toàn dân tộc. “Chúng ta tin tưởng rằng, với trí tuệ, bản lĩnh chính trị vững vàng, đường lối lãnh đạo công cuộc đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng, khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của Nhân dân sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực.” - Thiếu tướng Phan Văn Xựng bày tỏ.
Nhân tố quan trọng tạo nên sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đoàn kết toàn dân
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đề xuất những chủ trương, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội; về phát triển văn hóa, con người; về quốc phòng, an ninh; về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị để tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Với tham luận “Rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế từ góc nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, Tiến sĩ Lê Tùng Lâm, Trường Đại học Sài Gòn cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhãn quan chính trị sâu sắc đã thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá thực trạng đạo đức cán bộ thời gian qua. Đồng thời, Tổng Bí thư cũng yêu cầu cán bộ cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để không ngừng tự rèn luyện, tu dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Những biện pháp mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra trong tác phẩm sẽ là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị nghiêm túc thực hiện, nhằm rèn luyện, nâng cao hơn nữa phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ. Những tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về cán bộ, về đạo đức cách mạng của cán bộ là định hướng, là nhiệm vụ của mỗi cán bộ cần thực hiện nhanh chóng, hiệu quả để đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Đó cũng là nhân tố quan trọng tạo nên sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đoàn kết toàn dân để tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đồng chí Phạm Phương Thảo phát biểu tại tọa đàm (ảnh: Đan Như)
Còn đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, khi nghiên cứu về nội dung văn hóa trong tập sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta càng nhận thức rõ hơn vai trò của văn hóa, mối quan hệ văn hóa với con người. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Càng thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc – Nhà văn hóa kiệt xuất: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” và “Cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”. Vì vậy, phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam sẽ góp phần nâng cao sức tổng hợp quốc gia trong tình hình mới.
Đồng chí Phạm Chánh Trực phát biểu tại tọa đàm. (ảnh: Đan Như)
Trong tham luận với chủ đề “Lý luận và thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Phạm Chánh Trực nhấn mạnh, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu và khả thi theo “Đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cho đến khi đất nước bước vào giai đoạn trực tiếp quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều này đòi hỏi Đảng ta phải thật sự chân chính, trong sạch, “là đạo đức, là văn minh”; đội ngũ cán bộ đảng viên giác ngộ lý tưởng cộng sản, thật sự “là người lãnh đạo và là đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Chỉ có trong điều kiện đó Đảng ta mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê gặp gỡ các đại biểu tham dự tọa đàm (ảnh: Đan Như)
Theo Tiến sĩ Bùi Thị Ngọc Trang, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP, thực tiễn xây dựng và phát triển TPHCM trong gần nửa thế kỷ qua đã góp phần minh chứng sống động cho sự đúng đắn của Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Kiên định, bảo vệ và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ cách mạng lớn lao của toàn Đảng và toàn dân ta. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên nền tảng độc lập vững chắc là một trong những nhiệm vụ để làm cho ánh sáng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ngày càng soi sáng rực rỡ con đường phát triển của dân tộc Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp để tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi vào tực tiễn cuộc sống tại TPHCM, Tiến sĩ, Trung tá Lê Hoàng Việt Lâm, Giảng viên chính, Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Đại học An ninh Nhân dân cho rằng, có thể triển khai đưa nội dung tinh thần của tác phẩm vào các chương trình kế hoạch, đề án phát triển TP gắn với những nội dung Đảng, Nhà nước, Quốc hội, TP cần và nhân dân TP đang cần. Bằng phương pháp cách thức khác nhau truyền tải nội dung tinh thần tác phẩm vào đời sống nhân dân TP. Đồng thời, chú trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đấu tranh phản bác quan điểm sai trái trong tình hình mới liên quan đến chủ nghĩa xã hội. Đưa tác phẩm vào thực tiễn phát triển TP phải gắn với không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
Mỗi cá nhân cần phải đóng góp như thế nào cho quá trình thực hiện công cuộc đổi mới
Phát biểu tổng kết buổi Tọa đàm, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, Ban Tổ chức tọa đàm đã nhận được 80 bài tham luận từ các tập thể, cá nhân gửi về. Hầu hết các bài viết đều thống nhất: Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; đấu tranh, phản bác mạnh mẽ các thông tin, quan điểm sai xuyên tạc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vạch trần âm mưu chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Các bài viết không chỉ thuần túy về mặt lý luận chung mà có rất nhiều bài lý luận chuyên ngành, bám sát thành tựu thực tiễn của đất nước qua hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới; trên 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để chứng minh lời khẳng định của Tổng Bí thư: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể tự hào: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tin quốc tế như ngày nay”. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến tiếp tục làm sáng tỏ, trả lời cho 4 câu hỏi lớn mà Tổng Bí thư nêu ra trong tác phẩm. Ngoài ra, các phát biểu tham luận đã tập trung phân tích, minh chứng bằng những số liệu, công trình, mô hình… trên tất cả các lĩnh vực từ xây dựng Đảng, xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” cho đến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại… Các vấn đề được đặt ra trong các tham luận đều khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê yêu cầu sau Tọa đàm, Ban Tuyên giáo các cấp, các cơ quan truyền thông phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giúp cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân TP nắm và hiểu rõ hơn về chủ nghĩa xã hội, tin tưởng sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp thực tiễn Việt Nam, nhận thức được vị trí, vai trò của mỗi cá nhân cần phải đóng góp như thế nào cho quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước nói chung, phát triển TPHCM nói riêng.
S. Hải
Họp báo Ngày hội Kết nối thương hiệu
SACOMBANK APPLE PAY
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) – ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN
Giới thiệu Ngày hội Kết nối Thương hiệu
Phim tài liệu: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực
Tọa đàm Thực trạng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và xây dựng Đảng về đạo đức thời kỳ đổ
Hành trình theo chân Bác năm 2024
HỒ CHÍ MINH - KHÁT VỌNG ĐỔI MỚI
Đảng ủy Khối tặng quà tết cho người dân khó khăn trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 tại 02 xã thuộc h
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023 của Đảng bộ Khối
Hội thi Công dân thành phố
Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
10 ca khúc sáng tác mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh
CHUYÊN ĐỀ TOÀN KHÓA ĐẠI HỘI XIII - HỌC TẬP VÀ LÀM THEOTƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (05/6/1911 – 05/6/2021)
Video Quy Trình Bỏ Phiếu Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội, HĐND Các Cấp
Bài hát Mỗi Lá Phiếu - Một Niềm Tin
VIDEO CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 131 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 – 19/5/2021)
[Trực tiếp] Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Khai mạc Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025
Đảng ủy Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2021