Bài học về việc viết chính xác

(Thanhuytphcm.vn) - Một lần đến thǎm đơn vị bộ đội, đi đường xa, trời nắng, tới nơi Bác đi thǎm nơi ǎn chốn ở, thǎm nơi sinh hoạt vǎn hóa… Thấy tờ báo tường viết câu "Hồ Chủ tịch muôn nǎm" kẻ đẹp nắn nót nhưng không có dấu, Bác bảo vui: "Ừ đúng Bác đi mệt, Hồ Chủ tịch muốn nằm". Rồi Bác hỏi: "Sao viết không có dấu người đọc có thể đọc sai ý", có đồng chí trả lời Bác là thêm dấu thì mất đẹp, Bác nói: "Các chú viết đẹp nhưng chưa đúng nên mất đẹp đi đấy, chữ Việt ta rất đẹp; khi đúng đủ dấu càng đẹp hơn".

Lần đến thǎm xã Sài Sơn (nay thuộc ngoại thành Hà Nội), thấy tấm biển treo trên trụ sở Việt Minh xã có dòng chữ "TRU SO VIET MINH", Bác liền đọc: "Sô viết mình". Rồi Bác bảo: “Các chú viết thế ai mà đọc đúng được. Tấm biển được thêm dấu nên rõ ràng hơn, ai mới biết chữ cũng đọc được”.

Năm 1955, Bác đi qua Nhà máy Cơ khí Gia Lâm (Hà Nội), đến trước cổng nhà máy thấy dòng chữ to chạy dài trên cổng nhà máy: "NHA MAY CO KHI GIA LAM", Bác bèn đọc: "Nhà mày có khỉ già lắm”. Như vậy là Bác phê bình chữ viết phải có dấu để người đọc khỏi nhầm.

Năm 1961, Bác đến thǎm Nông trường Sông Hiếu (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An), cùng đi với đồng chí giám đốc vào trung tâm nông trường, Bác chỉ câu khẩu hiệu, Bác hỏi: "...LAM TRA NOI SONG là gì?”. Đồng chí thưa với Bác, câu khẩu hiệu đó là "Hưởng ứng chiến dịch Lam Trà nổi sóng". Bác bảo: "Thế thì chú phải cho một người đứng đây để đọc dịch câu khẩu hiệu đó chứ". Khi Bác thǎm xong nông trường thì câu khẩu hiệu cũng được sửa xong…

Những câu chuyện tương tự như vậy còn nhiều; từng chuyện đều cho thấy sự hài hước, dí dỏm của Bác Hồ nhưng cũng không thiếu sự nhắc nhở, phê bình nhẹ nhàng, ý nhị của Người. Điều đọng lại trong bài học này là mỗi chữ, mỗi dòng, mỗi câu… đều phải chính xác, rõ nghĩa, rộng hơn là ý tứ phải trong sáng, dễ hiểu với mọi người... Tấm gương dùng tiếng Việt của Bác Hồ thực sự có ý nghĩa với hầu hết cán bộ, đảng viên, nhất là những người làm công việc liên quan trực tiếp đến viết lách, sử dụng ngôn ngữ, như cán bộ soạn văn bản, người đánh máy, phóng viên, biên tập viên…

Hiện nay, việc soạn, xử lý, biên tập văn bản có nhiều công cụ để thực hiện, vừa tiện lợi, ít mất sức vừa nhanh chóng, hiệu quả, rất khác với khi xưa phải viết tay, đánh máy bằng máy chữ. Bởi, tất cả cán bộ, nhân viên hiện đều có thể sử dụng máy tính và được trang bị máy tính trong thực hiện công việc với các phần mềm, ứng dụng có nhiều tiện ích. Chẳng hạn, soạn văn bản, sửa văn bản trên máy tính với các công cụ, tính năng của phần mềm soạn văn bản (thường là Microsoft Word), có khi còn kèm theo ứng dụng dò lỗi chính tả, về cơ bản giúp giải quyết khá nhanh chóng các văn bản. Kể cả trong trường hợp cần sao chép từ các tài liệu khác thì cũng rất dễ dàng, không phải gõ lại từng câu, từng đoạn. Đặc biệt, nhờ ứng dụng chỉnh sửa và một số công cụ khác, khi người có trách nhiệm sửa hoặc biên tập văn bản thì cán bộ cấp dưới có điều kiện nắm bắt thêm vì sao lại sửa như vậy, từ đó, tự học, tự rèn để dần tiến bộ hơn.

Tuy nhiên, cũng vì có nhiều tiện ích như vậy, đôi khi có người thiếu cẩn thận, dễ dãi, thậm chí làm việc thiếu trách nhiệm, dẫn đến những sai sót, nhầm lẫn đáng tiếc. Đó đây, đã có những trường hợp cán bộ soạn văn bản để lọt lỗi chính tả, ngữ pháp, sao chép nội dung không phù hợp, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, có khi thiếu hay thừa những từ, những ý, “quên” điều chỉnh ngày tháng, địa danh, cơ quan, thậm chí nhầm cả tên người… Người biên tập, duyệt và người có trách nhiệm ký có lúc cũng không đọc kỹ bản dự thảo, dẫn đến việc ban hành những văn bản có nhiều lỗi, đến độ gây hiểu lầm nghiêm trọng, phải thu hồi, ban hành văn bản khác… Những việc đó ít nhiều làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ tại địa phương, đơn vị đó, đồng thời, có khi bị đánh đồng với trình độ, năng lực của cán bộ, đảng viên nói chung.

Trong các lỗi, các sai sót nêu ở trên, một phần là do áp lực công việc, có thời điểm phải tham mưu văn bản rất gấp (thậm chí phải làm việc vào ban đêm, vào ngày nghỉ, để giải quyết kịp thời các yêu cầu khẩn cấp), có những “sự cố” liên quan đến kỹ thuật (như lỗi của máy tính, máy in, phần mềm, font chữ…). Nhưng phần lớn có lẽ chính là thái độ, trách nhiệm, sự chăm chút của các cán bộ, nhân viên được giao thực hiện nhiệm vụ.

Ở đây, bên cạnh đòi hỏi về việc đáp ứng các quy định khá chặt chẽ trong thể thức, định dạng, kỹ thuật, cách viết hoa, viết tắt, viết tiếng nước ngoài… trong việc soạn thảo văn bản ở từng loại văn bản, ở từng loại hình cơ quan thì cần có yêu cầu quan trọng về việc sử dụng tiếng Việt. Từng có đề nghị phải có luật về sử dụng tiếng Việt để pháp quy hóa trách nhiệm sử dụng đúng và trong sáng tiếng Việt. Trong khi chờ có một luật như vậy thì mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên khi sử dụng tiếng Việt phải bảo đảm yêu cầu việc dùng đúng, dùng hay, dùng trong sáng tiếng Việt một cách tốt nhất.

Tinh thần chung là phải diễn đạt, trình bày thế nào để văn bản được rõ nghĩa nhất, chính xác nhất, ngắn gọn nhất, hiệu quả nhất. Điều đó, đòi hỏi mỗi người phải thực sự yêu tiếng Việt, đồng thời, phải có tinh thần tôn trọng cơ quan, đơn vị, người lãnh đạo của mình, để bảo đảm rằng mỗi văn bản được soạn ra, được ban hành ra không có sai sót hoặc chỉ có những sai sót không gây ảnh hưởng đến nội dung, tính hiệu lực, tính pháp lý của văn bản. Tức là, mọi người tự cần ý thức rằng, nếu văn bản do mình soạn, mình tham mưu mà có lỗi thì đã làm giảm uy tín của cơ quan, đơn vị và người ký văn bản đó, từ đó, chủ động phòng tránh lỗi.

Ngoài ra, khi tham mưu bài phát biểu, bài trả lời phỏng vấn, bài tuyên truyền trong nhân dân…, kể cả câu khẩu hiệu, hoặc viết bài để đăng báo, đăng bản tin, phát trên trang thông tin điện tử hay trang mạng xã hội của cơ quan, đơn vị… thì cũng phải hết sức chú ý các yêu cầu như trên.

Từ các câu chuyện đã nêu, chúng ta thấy bài học về viết chính xác thực ra rất cần thiết và quan trọng đối với tất cả những người làm việc liên quan đến chữ nghĩa, nhất là những người đang công tác trong bộ máy nhà nước.

Trúc Giang

đơn vị trực thuộc

video sự kiện

  • Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Phần 1)

  • Họp báo Ngày hội Kết nối thương hiệu

  • SACOMBANK APPLE PAY

  • NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) – ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN

  • Giới thiệu Ngày hội Kết nối Thương hiệu

  • Phim tài liệu: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực

  • Tọa đàm Thực trạng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và xây dựng Đảng về đạo đức thời kỳ đổ

  • Hành trình theo chân Bác năm 2024

  • HỒ CHÍ MINH - KHÁT VỌNG ĐỔI MỚI

  • Đảng ủy Khối tặng quà tết cho người dân khó khăn trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 tại 02 xã thuộc h

  • Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023 của Đảng bộ Khối

  • Hội thi Công dân thành phố

  • Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

  • 10 ca khúc sáng tác mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • CHUYÊN ĐỀ TOÀN KHÓA ĐẠI HỘI XIII - HỌC TẬP VÀ LÀM THEOTƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

  • KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (05/6/1911 – 05/6/2021)

  • Video Quy Trình Bỏ Phiếu Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội, HĐND Các Cấp

  • Bài hát Mỗi Lá Phiếu - Một Niềm Tin

  • VIDEO CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 131 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 – 19/5/2021)

  • [Trực tiếp] Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

  • Khai mạc Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025

  • Đảng ủy Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2021